Kinh doanh được coi như là thành công vĩ đại nhất của con người. Xã hội sẽ không thể phát triển nếu không gắn liền với các hoạt động giao dịch, buôn bán. Khái niệm “Kinh doanh là gì?” luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo các bạn trẻ muốn lập nghiệp cũng như những người đam mê lĩnh vực này.
Để giải đáp cho câu hỏi “ Kinh doanh là gì”, những điều gì cần biết về kinh doanh? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi
- Kinh doanh là gì?
Kinh doanh là hoạt động buôn bán nhằm sinh lợi nhuận, các doanh nghiệp, tập đoàn… thực hiện hoạt động sản xuất ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu người tiêu dùng sau đó đem bán trên thị trường và mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền tệ.
Theo quy định của các văn bản pháp luật thì “kinh doanh” là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
Các hoạt động kinh doanh được tổ chức, thực hiện đa dạng ở nhiều loại thể chế có tổ chức. Các bộ phận đều có vai trò chức năng riêng tuy nhiên lại thống nhất, kết hợp bền chặt cùng thực hiện mục tiêu cuối cùng là mang lại doanh số, doanh thu cho công ty, doanh nghiệp, tập đoàn… Hệ thống kinh doanh tồn tại trên nền kinh tế hàng hóa, hình thức này thực hiện các hoạt động kinh tế tổng hợp những phương pháp với quy luật quá trình đầu tư sản xuất, vận tải, du lịch, thương mại.
- Những điều cần biết về kinh doanh
2.1 Các loại hình tổ chức kinh doanh
Có các loại hình kinh doanh khác nhau, nhưng có 3 loại chính đó là :
- Kinh doanh dịch vụ: Kinh doanh dịch vụ là một trong ba loại hình kinh doanh chính đang rất phát triển hiện nay. Đây là công việc kinh doanh nhưng không tạo ra hàng hóa hữu hình mà bán trực tiếp các gói dịch vụ cho khách hàng của mình. Ngành dịch vụ đang hoạt động trên khắp thế giới, và nhiều người có tương tác với các doanh nghiệp như vậy hàng ngày.
- Doanh nghiệp sản xuất : Doanh nghiệp sản xuất là những tổ chức kinh tế hợp pháp, nó được thành lập với mục đích sử dụng các nguồn lực cần thiết để tạo ra các sản phẩm phục vụ mục đích thương mại, đáp ứng cung – cầu trên thị trường.
- Doang nghiệp bán lẻ: Kinh doanh bán lẻ là một trong những giải pháp thông minh nhằm giúp các doanh nghiệp kéo doanh số bán hàng lên cao chóng mặt. Nhờ có kinh doanh bán lẻ mà hàng hóa và sản phẩm lưu thông thuận lợi từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi.
2.2 Các lĩnh vực kinh doanh hiện nay
– Kinh doanh tài chính:
Bao gồm các chủ thể nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hộ gia đình, cá nhân… đóng góp quỹ tiền tệ vào Ngân sách nhà nước, Bảo hiểm, Tín dụng thông qua hình thức phân phối tổng sản phẩm xã hội sử dụng theo mục đích nhất định từ việc đầu tư và quản lý nguồn vốn nhằm thu lợi nhuận.
– Thông tin, tin tức, giải trí:
Phương thức truyền thông đưa những thông tin, hình ảnh tới quần chúng bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ, nhà sản xuất, xưởng phim…
– Kinh doanh bất động sản:
Là sàn giao dịch của các nhà kinh doanh với các dự án lớn nhỏ mục đích thu lợi từ việc cho thuê, bán nhà đất và các mục hạ tầng.
– Sản xuất công nghiệp:
Công nghiệp là một ngành kinh tế hoạt động với quy mô lớn sản xuất hàng hóa vật chất chế biến, chế tạo công nghệ thúc đẩy mạnh mẽ áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất trên dây truyền đa dạng mặt hàng gồm các phần mềm, máy móc, động cơ…. sau đó bán ra đem lại doanh thu.
– Nông lâm ngư nghiệp:
Đây là hệ thống liên kết vòng tròn mô hình Nông nghiệp -Lâm nghiệp – Ngư nghiệp cùng phát triển hỗ trợ tương tác trong các nông trường, trang trại, nông trại, ruộng lương… mô hình này thu lợi từ việc cung cấp lương thực, thực phẩm, cây trồng tới người tiêu thụ.
– Vận tải:
Có nhiệm vụ lưu thông, sản xuất thực hiện vận chuyển người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác như vận tải đường bộ, vận tải hàng không, vận tải đường thủy và thu lợi nhuận từ phí vận chuyển.
– Bán lẻ & phân phối:
Dịch vụ này là một trung gian cung cấp hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Hiện nay dịch vụ rất chi là phổ biến, có vô vàn công ty, doanh nghiệp, tư nhân thành lập nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất, đáp ứng mọi yêu cầu từ khách hàng.
– Kinh doanh dịch vụ
Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa vô hình, thu lợi bằng cách tính giá sức lao động hoặc các dịch vụ đã cung cấp cho chính phủ, các lĩnh vực kinh doanh khác hoặc khách hàng như trang trí nội thất, làm đẹp, tạo mẫu tóc, trang điểm, thẩm mỹ, giặt là, kiểm soát dịch bệnh, côn trùng..
2.3 Quy định chung về kinh doanh
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ “commerce” (kinh doanh/thương mại) theo nghĩa rộng để chỉ một cách tổng hợp các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ và có sự phân biệt với thuật ngữ “trade” để chỉ riêng hoạt động mua bán hàng hoá thuần tuý.
Ở Việt Nam, thuật ngữ kinh doanh được sử dụng trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Hoạt động kinh doanh được nhận biết thông qua các dấu hiệu:
1) Hoạt động phải mang tính nghề nghiệp, nghĩa là chúng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên, liên tục và hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng;
2) Hoạt động phải được thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Họ tự quyết định mọi vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình;
3) Hoạt động được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường xuyên.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì để thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể phải tiến hành đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan đăng kí kinh doanh.
Qua bài viết “Kinh doanh là gì? Những điều cần biết về kinh doanh” chúng tôi mong rằng sẽ đem 1 phần nhỏ bé kiến thức của mình chia sẻ tới các bạn trẻ muốn lập nghiệp cũng như những người đam mê lĩnh vực này. Hãy thường xuyên ghé thăm thamdinhgiataisan.net để biết thêm được nhiều kiến thức mới về nhiều ngành nghề trong cuộc sống nhé.
Bạn đang đọc bài viết: “Kinh doanh là gì? Những điều cần biết về kinh doanh ” tại chuyên mục tin Kinh doanh. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:
Email: thamdinhgiataisan.net@gmail.com
Hotline: 097 113 8889
Website: www.thamdinhgiataisan.net