(TDGTS- Khởi nghiệp kinh doanh) – “Kinh doanh là gì?” luôn nhận luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều các bạn trẻ đang muốn khởi nghiệp kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thế nào là kinh doanh và bổ sung những kiến thức ai đang muốn kinh doanh không thể bỏ qua. Giúp bạn có những định hướng đúng đắn trên con đường sự nghiệp của mình.
1. Kinh doanh là gì?
Kinh doanh (Business) là hoạt động đầu tư, mua bán, sản xuất, cung ứng dịch vụ cho các chủ thể kinh doanh tiến hành độc lập, thường nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh thường thông qua các thể chế kinh doanh như tập đoàn, công ty hoặc cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân như buôn bán, sản xuất quy mô nhỏ kiểu hộ gia đình.
Kinh doanh tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng sau đó đem bán trên thị trường và mang về lợi nhuận . Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá các hoạt động kinh doanh như: doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận ròng,
Nhiều nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ “commerce” (thương mại/kinh doanh) dùng để chỉ một cách tổng thể các hoạt động sản xuất, mua bán dịch vụ, hàng hóa và có sự khác nhau với thuật ngữ “trade” dùng đề chỉ riêng các hoạt động mua bán hàng hóa thuần túy.
Có thể bạn quan tâm:
2. Những điều cần biết khi khởi nghiệp kinh doanh
Nhiều người không thích công việc văn phòng ổn định, họ quyết tâm rời bỏ công việc giờ hành chính để quyết tâm khởi nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên để một doanh nghiệp đi vào hoạt động không phải là điều dễ dàng và luôn tìm ẩn rất nhiều rủi ro. Có những đơn vị chỉ mới đưa vào hoạt động đã gặp phải những khó khăn vì khối lượng công việc đồ sộ và rất nhiều yếu tố khác.
Bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh là chấp nhận đương đầu với thử thách, người kinh doanh cần phải tìm được câu trả lời cho một số câu hỏi, để xác định được mình đã sẵn sàng đương đầu với những con sóng lớn khi kinh doanh hay chưa.
2.1 Khả năng làm việc độc lập của bạn có tốt không?
Liệu bạn có cần được hướng dẫn liên tục và được động viên từ người khác?
Công việc của bạn sẽ như thế nào nếu như không có ai theo sát và quản lý?
Nhiều người nghĩ rằng nắm được quyền quyết định có thể dễ dàng hơn nhiều, nhưng điều đó không phải luôn đúng.Mọi chuyện có thể khó khăn khi bạn khởi đầu không có một chỉ dẫn nào cụ thể về những việc cần làm.Một doanh nhân thành đạt hội tụ đầy đủ 3 tính cách: độc lập, tháo vát và không cần một ai theo dõi để đảm bảo làm việc năng suất và hiệu quả.
2.2 Ý tưởng kinh doanh có đáng giá với người tiêu dùng?
Có lẽ bạn đã nghe câu nói: “Hãy theo đuổi những gì bạn làm và tiền sẽ đuổi theo bạn”, thế nhưng trên thực tế mọi việc không hoàn toàn giống với triết lý đó.Đam mê là chìa khoá của thành công, nhưng để xây dựng một doanh nghiệp có lợi nhuận, bạn cần cung cấp giá trị nhất định mà khách hàng đang tìm kiếm.
Người tiêu dùng sẽ không quan tâm bạn đang theo đuổi ước mơ hay không, họ chỉ chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ.Nếu hoạt động trong lĩnh vực mà khách hàng không quan tâm, doanh nghiệp của bạn sẽ thất bại
2.3 Doanh nghiệp của bạn có gì khác biệt?
Ý tưởng của bạn có tương tự như các doanh nghiệp khác đang hoạt động hay cung cấp sản phẩm, dịch vụ độc đáo? Quy mô của thị trường mà bạn đang hướng tới? Đó là những câu hỏi quan trọng mà bạn cần suy nghĩ, nhưng chìa khoá thành công không phải lúc nào cũng là tìm bằng được một thị trường trống rỗng, không tồn tại cạnh tranh (điều gần như là không thể). Thay vào đó, mọi thứ phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa công ty của mình và vị trí trên thị trường.
Trong ngắn hạn, bạn không nhất thiết phải đưa ra một ý tưởng mới mà cần có được cái nhìn cơ bản về ngành công nghiệp đang hướng tới và nhận biết đâu là lĩnh vực tiềm năng. Liệt kê các cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu đó và áp dụng chúng.Bạn không cần đi trên một con đường mới nhưng phải cung cấp cho khách hàng lý do chính đáng để thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.
2.4 Bạn có nền tảng tài chính để bắt tay ngay vào việc không?
Nếu bạn chưa thể biết chính xác khi nào bắt đầu thu lợi nhuận thì việc thiết lập và vận hành doanh nghiệp sẽ rất căng thẳng. Thu nhập của các doanh nghiệp nhỏ, kể cả các đơn vị làm việc độc lập, đều trong tình trạng lúc lên lúc xuống. Và khi bạn giới thiệu một sản phẩm mới, lợi nhuận có thể không đến ngay lập tức.
Làm sao để bạn vừa đảm bảo được yếu tố tài chính của bản thân và của doanh nghiệp là một việc rất quan trọng. Trong rất nhiều trường hợp, khoảng thời gian tốt nhất để chuẩn bị cho việc kinh doanh riêng là khi bạn vẫn đang sở hữu một công việc khác.
2.5 Bạn xử lý thế nào khi bị từ chối và đối mặt với sự thất vọng?
Khi bạn đã đầu tư, việc bị từ chối bất cứ lúc nào cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, là một doanh nhân, bạn luôn phải đối mặt với rất nhiều tin xấu, có thể từ các nhà đầu tư, từ doanh số bán hàng đi xuống hoặc do ít lượng truy cập vào trang thương mại điện tử của mình. Nếu bạn suy nghĩ về các vấn đề phải từ bỏ hoặc do cảm xúc thất thường, bạn sẽ không những bị tốn thời gian mà còn không học được bất cứ bài học kinh nghiệm nào.
Tự trả lời những câu hỏi khó khăn phía trước là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Tuy nhiên, nếu một hoặc hai câu hỏi bạn không tìm được câu trả lời cũng đừng sợ hãi, chùn bước khỏi giấc mơ của mình. Bạn có thể phải thực hiện thêm một số bước cần thiết để đạt mục đích.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn xây dựng được một bức tranh toàn cảnh về câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh. Bất kì những ai muốn bắt tay kinh doanh cũng nên hiểu rõ kinh doanh là gì? và những kiến thức cơ bản khi bạn bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh, để có định hướng chính xác cho công việc kinh doanh của mình.
Bạn đang đọc bài viết: “5 Điều cần biết khi khởi nghiệp kinh doanh ” tại chuyên mục tin Kinh doanh. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:
thamdinhgiataisan.net@gmail.com
097 113 8889