Bản chất kinh tế của phạm trù giá cả

Bản chất kinh tế của phạm trù giá cả

Giá cả với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan … chênh lệch trong mức giá của một loại hàng hóa do có sự khác nhau về chất lượng, thời gian.

1. Giá cả và giá trị hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ

Trong nền sản xuất hàng hóa, để sản xuất ra một loại sản phẩm thường có nhiều người sản xuất cùng tham gia, nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, máy móc thiết bị không giống nhau. Vì vậy, mức hao phí lao động cá biệt của từng nhà sản xuất sẽ khác nhau – tức là, giá trị cá biệt khác nhau. Trên thị trường, người mua chỉ chấp nhận một mức giá trị của hàng hóa, đó là giá trị thị trường, giá trị được người mua chấp nhận.

Giá trị là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Chất của giá trị là lao động, lượng giá trị là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định và được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, giá trị là bản chất của giá cả, giá cả là hình thức biểu hiện của giá trị.

Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu là những lực lượng hoạt động trên thị trường. Cung và cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Trong thực tế, khi cung bằng cầu thì giá cả thị trường ngang bằng với giá trị của hàng hóa. Khi cung lớn hơn cầu, thì giá cả thị trường thấp hơn giá trị, còn khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường cao hơn giá trị. Như vậy, cung và cầu thay đổi dẫn đến làm thay đổi giá cả thị trường của hàng hóa. Đồng thời, giá cả thị trường cân bằng trở thành cân bằng và ngược lại.

Giá trị thị trường là kết quả của sự san bằng các giá trị cá biệt của hàng hóa trong cùng một ngành thông qua cạnh tranh giá trị cá biệt của hàng hóa trong cùng một ngành thông qua cạnh tranh. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn tới hình thành một giá trị xã hội trung bình là cơ sở của giá cả.

Trên thị trường, giá cả thị trường chịu tác động của các quy luật kinh tế của thị trường (quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu) nên mức giá cả của từng thứ hàng hóa luôn lên hoặc xuống theo quan hệ cung – cầu, tức là giá cả tách rời giá trị của nó.

Xem thêm >>> Giá cả là gì? Chức năng của giá cả thị trường

2. Giá cả và tiền tệ có mối quan hệ tác động qua lại với nhau.

– Tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt được tác ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa đem trao đổi, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.

– Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị của hàng hóa, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và do các yếu tố sau quyết định.

+ Giá trị hàng hóa;

+ Giá trị của tiền;

+ Ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu hàng hóa.

– Giá cả thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường của hàng hóa và tỷ lệ nghịch với giá trị của tiền. Bởi vậy, ngya cả khi giá trị thị trường của hàng góa không đổi thì giá cả hàng hóa vẫn có thể biến đổi do giá trị của tiền tăng lên hay giảm xuống. Giá cả quyết định sức mua của tiền tệ và ngược lại tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá cả thị trường.

– Giá cả là yếu tố quyết định lượng tiền tệ trong lưu thông và có ảnh hưởng tới tốc độ lưu thông tiền tệ.

Nền kinh tế cần một lượng tiền nhất định cho việc thực hiện các giao dịch hàng hóa, dịch vụ, số lượng tiền này chịu ảnh hưởng của hai yếu tố cơ bản là tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông và tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ.

Mn = PQ/ V

Trong đó:

­Mn: số lượng cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông

PQ: tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông

V: tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ

Nếu nhu cầu về tiền không thay đổi theo thời gian, thì sự gia tăng mức cung tiền danh nghĩa sẽ tiến đến một lượng tăng tương đương trong mức giá.

– Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung và được tính như sau:

Tỷ lệ lạm phát ( năm t) = (Mức giá ( năm t) – Mức giá (năm t-1)/ Mức giá ( năm t-1))*100

Mức giá được tính bằng giá trị bình quân gia quyền cho hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Trên thực tế, chúng ta tính mức giá chung bằng cách xây dựng các chỉ số giá, là những giá trị tring bình của giá tiêu dùng hay giá sản xuất.

Như vậy, khi mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng lên (các mặt hàng có chỉ số tăng giá khác nhau) thì đó chính là lạm phát. Lạm phát xét về nguồn gốc là hậu quả tất yếu của một nền kinh tế mất cân đối với tình trạng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế luôn ở mức thấp.

3. Giá cả có mối quan hệ khăng khít với giá trị sử dụng

– Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng hoàng hóa đều có hai thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng, hau thuộc tính này thống nhất với nhau, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập.

Đối với người sản xuất hàng hóa, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mực đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với giới tiêu dùng ( người mua), cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình, nhưng muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, người khi thực hiện giá trị sử dụng, phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị , sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.

– Giá cả không những biểu hiện bằng tiền của giá trị, mà còn phản ánh giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm để có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng ở đây không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hóa, mà là gias trị cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi – mua bán. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi. Vì vậy, đối với người mua, giá trị sử dụng của hàng hóa luôn là mối quan tâm hàng đầu trước khi đưa ra mức giá hàng hóa.

– Giá trị sử dụng được biểu hiện thành chất lượng hàng hóa, chi phí sử dụng, khả năng thay thế lẫn nhau của hàng hóa trong sản xuất và tiêu dùng.

+ Chất lượng hàng hóa có liên quan mật thiết tới giá cả của nó. Thông thường để sản xuất ra hàng hóa có chất lượng cao, người sản xuất phải bỏ ra lượng chi phí lớn đối với sản xuất hàng hóa có chất lượng thấp. Trong tiêu dùng thì hàng chất lượng cao sẽ đem lại hiệu quả hơn hàng có chất lượng thấp. Vì vậy, mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng hàng hóa là mối quan hệ tỷ lệ thuận “ hàng nào, giá đó” nghĩa là chất lượng cao thì giá cao và ngược lại.

+Chi phí sử dụng hàng hóa cũng có quan hệ tới mức giá hàng hóa người mua thường phải tính toán khi mua hàng hóa; hàng mua về có phải bỏ thêm chi phí ra không để sử dụng nó? Nếu bỏ thêm chi phí ra thì mức là bao nhiêu? Chi phí bỏ thêm ra chính là chi phí sử dụng hàng hóa và liên quan trực tiếp đến mức giá của chúng. Thông thường quan hệ giữa mức giác và chi phí sử dụng hàng hóa là quan hệ tỷ lệ nghịch; hàng hóa phải bỏ ra nhiều chi phí sử dụng thì giá sẽ thấp và ngược lại.

+ Trong sản xuất và tiêu dùng, người tiêu dùng khi cần mua hàng hóa nào đó thì cũng cân nhắc là mua hàng này, hay hàng kia nếu chúng có khả năng thay thế cho nhau: Ví dụ,  dùng quạt điện hay điều hòa nhiệt độ, đi ô tô hay xe máy,… Giá cả của những hàng hóa thay thế nhau có quan hệ mật thiết với nhau và phản ánh tính thay thế lẫn nhau đó.

4. Giá cả và các quan hệ kinh tế – xã hội

– Giá cả thị trường chịu tác động của quy luật kinh tế của thị trường, ( Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu). Các quy luật này tồn tại khách quan, Nhà nước cần vận dụng các quy luật để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Điều đó có nghĩa là, Nhà nước phải sử dụng công cụ giá cả để giải quyết các quan hệ kinh tế – chính trị- xã hội của đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển hài hòa,  ổn định chính trị và xây dựng công bằng trong xã hội.

– Giá cả phản ánh tổng hợp và đồng bộ các quan hệ kinh tế – chính trị – xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần đảm bảo sự ổn định chính trị – kinh tế- xã hội và thiết lập khuân khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế. Vì ổn định chính trị, xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển, hàng hóa sãn xuất ra nhiều hơn, đáp ứng như cầu tốt hơn, giá cả sẽ ổn định hơn.

Ngược lại, giá cả cũng tác động trờ lại các quan hệ chính trị – kinh tế – xã hội . Khi giá cả thị trường ổn định, sức mua của đồng tiền được giữ vững, thu nhập của người lao động ổn định và dần dần tăng lên, thì các quan hệ kinh tế – chính trị- xã hội cũng được ổn định.

Bạn đang đọc bài viết: Bản chất kinh tế của phạm trù giá cả tại chuyên mục tin Kiến thức. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:

thamdinhgiataisan.net@gmail.com

  097 113 8889

  www.thamdinhgiataisan.net