(TDGTS- Xây dựng nhà ở)- Nhiều người hỏi rằng xây nhà ở không giấy phép có bị phạt không? Mức phạt sẽ như thế nào? Đối với nhà ở thuộc khu vực hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng thì phải có giấy phép trước khi khởi công. Vậy, nếu người dân tiến hành khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép có bị phạt không?
1. Không được khởi công trước khi có giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng chính là căn cứ pháp lý căn bản giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch, đúng thiết kế đô thị được duyệt, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sứ. vãn hoá và các công trình kiến trúc có giá trị, phát triển kiến trúc mới, hiện đại, đậm đà bán sắc dân tộc và sứ dụng hiệu quá đất đai xây dựng công trình. Nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không biết việc khởi công xây dựng của mình có cần phải xin giấy phép xây dựng không?
Theo khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định khi khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
– Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.
– Đối với công trình phải có giấy phép xây dựng thì phải có giấy phép theo quy định.
– Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt.
– Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định pháp luật.
– Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
– Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.
Riêng việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ đáp ứng điều kiện thứ (2).
Như vậy, đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng thì không được khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép.
Có thể bạn quan tâm:
2. Mức phạt khi khởi công trước khi có giấy phép xây dựng
+ Căn cứ theo Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định các trường hợp không phải xin cấp phép xây dựng bao gồm:
– Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
– Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
– Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
– Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
– Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Đối với trường hợp xây dựng công trình thuộc trường hợp phải xin cấp phép mà khi xây dựng mà không xin phép thì bị xử phạt như sau:
Căn cứ Theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đấu tư xây dựng; khia thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
“5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”
Quý khách hàng có thể dựa vào nội dung tư vấn trên để trả lời câu hỏi của mình. Luật Minh Khuê xin trả lời câu hỏi có tính chất riêng biệt, bạn có thể tham khảo một số văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp vấn đề trên:
Luật xây dựng 2014
Thông tư 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nghị định 121/2013/NĐ-CP
Công văn 2316/BXD-TTr 2014
3. Có 60 ngày để xin giấy phép xây dựng kể từ ngày lập biên bản
Khi xây dựng công trình nói chung và xây dựng nhà ở riêng lẻ nói riêng, nếu không có giấy phép xây dựng khi khởi công xây dựng là hành vi vi phạm pháp luật xây dựng.
Trường hợp đang thi công xây dựng thì cơ quan chức năng sẽ lập biên bản vi phạm và yêu cầu dừng thi công. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục xin giấy phép xây dựng trong thời hạn 60 ngày. Nội dung này được nêu rõ tại khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:
“12. Đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
c) Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.”.
Như vậy, tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở có thời hạn tối đa là 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính để thực hiện thủ tục để nghị cấp giấy phép xây dựng.
– Nếu hết thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt ra thông báo thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở.
+ Thông báo được gửi cá nhân, tổ chức vi phạm, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở vi phạm bằng hình thức gửi bảo đảm và niêm yết công khai tại nhà ở vi phạm.
+ Nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm không nhận thông báo hoặc gỡ bỏ thông báo được niêm yết tại công trình vi phạm thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở vi phạm có trách nhiệm niêm yết công khai thông báo tại trụ sở Ủy ban.
+ Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo (tính theo dấu bưu điện), cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, phần nhà ở vi phạm.
– Riêng trường hợp xuất trình được giấy phép xây dựng thì chỉ được tiếp tục xây dựng nếu người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp.
Trường hợp xác nhận hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm phải buộc tháo dỡ nhà ở, phần nhà ở không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp.
Tóm lại, ngay cả khi có giấy phép xây dựng thì có thể vẫn phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần nhà ở nếu biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp. Do vậy, trước khi khởi công xây dựng cần phải có giấy phép xây dựng và thực hiện theo đúng nội dung giấy phép đó.
Theo luatvietnam.vn
Bạn đang đọc bài viết: “Khởi công xây dựng nhà ở trước khi có giấy phép có bị phạt không?” tại chuyên mục tin Bất động sản. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:
thamdinhgiataisan.net@gmail.com
097 113 8889