Cơn sốt đất nền hạ nhiệt

Cơn sốt đất nền hạ nhiệt

Cơn sốt đất nền hạ nhiệt, vì sao?

Tại thời điểm hiện tại các yếu tố làm giá đất nền tăng đã không còn, khiến cơn sốt đất nền đã hạ nhiệt . Ba tháng đầu năm 2021 đất nền tại nhiều địa phương tăng trưởng nóng, thì tại thời điểm hiện tại “ cơn sốt” đất nền có dấu hiệu hạ nhiệt.

Giao dịch trên thị trường bất động sản đã không còn sôi nổi, trong khi giá đất đã đạt đỉnh và bắt đầu đi xuống. Theo nhìn nhận của một số nhà đầu tư bất động sản việc giá đất hạ nhiệt giống như một chu kỳ lên xuống bình thường của thị trường.

Do sự bùng nổ của dịch bệnh, nền kinh tế đình trệ, lãi suất ngân hàng giảm mạnh, nguy cơ lạm phát tăng cao khiến người dân rút tiền từ ngân hàng đổ vào đất, nên giá đất nền tăng mạnh. Trong khi nhu cầu đầu tư bất động sản tăng cao, nguồn cung sản phẩm trên thị trường lại khan hiếm do vướng mắc ở nhiều thủ tục pháp lý và thủ tục đầu tư dự án, nhất là ở một số thành phố lớn, từ đó đẩy giá nhà đất lên. Nhiều tỉnh, thành phố  có quy hoạch mới, làm giá đất tăng mạnh .

Nhưng tại thời điểm hiện tại giá đất đã hạ nhiệt do những yếu tố tăng giá đất đã không còn, giá đất nền đã qua chu kỳ tăng nóng.

4 yếu tố chính làm giá đất tăng đã không còn:

Thứ nhất, sau những thông tin quy hoạch, giá đất tăng quá nhanh, đất đai đã hết động lực tăng giá. Các thông tin quy hoạch mới chỉ là bước đầu, từ thời điểm có quy hoạch đến khi triển khai dự án phải mất một thời gian rất dài và trong thời gian này, các khu đất vẫn bỏ hoang, giá trị không tăng thêm.

Thứ hai, khi giá đất đã tăng đến một ngưỡng nhất định, sẽ rất khó để tăng thêm nữa nếu không có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dự án trên đất. Như cách nói của các nhà đầu tư thì giá đất lên đỉnh và đi xuống. Giá đất từ 1 triệu đồng/m2 tăng lên 5 triệu đồng/m2 hay từ 5 triệu đồng/m2 tăng lên 10 triệu đồng/m2 thường chỉ mất một thời gian ngắn. Nhưng khi đã đạt ngưỡng 10 triệu đồng/m2 muốn tăng lên 15 – 20 triệu đồng/m2 sẽ rất khó.

Thứ ba, hầu hết các nhà đầu tư và nhà đầu tư F0 trên thị trường đều đã xuống tiền, trong khi đó, không phải nhà đầu tư nào cũng thắng lớn trong cơn sốt đất nền vừa qua. Không ít nhà đầu tư đã “chôn vốn” vào đất, nhiều hàng tồn đọng chưa đẩy được đi và họ đành ngậm ngùi chờ.

Thứ tư, thời gian vừa qua, chính quyền nhiều địa phương đã kịp thời đưa ra các chỉ đạo, thông báo công khai cũng như cảnh báo tới các nhà đầu tư, người dân về quy hoạch, kế hoạch thực hiện, tình hình triển khai các dự án trên địa bàn, cùng với đó là các chính sách quản lý, thặt chặt của nhà nước khiến cơn sốt đất nền hạ nhiệt

Các nhà đầu tư tham gia “ đánh sóng” trên thị trường không nhiều, các nhà đầu tư F0 mới cũng rất hạn chế khiến thị trường khó sốt nóng trở lại như giai đoạn trước.

Giá đất cần thời gian dài để có thể tăng trở lại và chỉ có một số dự án, khu vực triển khai nhanh hạ tầng thì mới tăng tiếp.

Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam – ông Nguyễn Văn Đính cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương đã và đang siết chặt quản lý và tăng cường xử lý những hành vi chuyển nhượng trái phép, tung tin thất thiệt, đầu cơ thổi giá; từ đó khiến tình trạng tăng giá đất, đặc biệt là những diện tích đất nông nghiệp, đất rừng được phân lô, bán nền chững lại, có xu hướng giảm vì không có giao dịch. Cơn sốt đất nền đã gây hệ luỵ rất lớn cho cả các nhà đầu tư và thị trường bất động sản như tạo một mặt bằng giá mới, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi đầu tư tại các địa phương, đồng thời khiến giá nhà ở tăng cao gây khó khăn về chỗ ở, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp. Với kinh nghiệm của mình ông Đính đưa ra lời khuyên cho những nhà đầu tư bất động sản tại thời điểm hiện tại: khách hàng đầu tư nên chọn mua đất ở những khu vực, dự án có quy hoạch, khả năng triển khai cao để có lợi nhuận và thanh khoản nhanh. Nhà đầu tư nên chọn mua ở những vùng giá đất đai còn thấp để quãng giá còn có thể tăng dài. Ví dụ, mua đất quanh khu công nghiệp mà giá đã đạt đến mức 15 – 20 triệu đồng/m2 sẽ rất khó tăng lên 30 – 40 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, nếu mua đất 5-7 triệu đồng/m2 tại những khu quy hoạch công nghiệp, giao thông thuận tiện thì khả năng tăng lên 12 – 15 triệu đồng/m2 sẽ khả thi hơn nhiều.

Các nhà đầu tư bất động sản nên chọn vị trí, khu vực đầu tư có pháp lý an toàn. Cần tránh mua đất rừng, nông nghiệp bởi trong thời gian tới loại đất này sẽ được siết chặt.

Bạn đang đọc bài viết: Cơn sốt đất nền hạ nhiệt, vì sao? tại chuyên mục tin Bất động sản. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:

Email: thamdinhgiataisan.net@gmail.com

Hotline: 035 457 6888

Website: www.thamdinhgiataisan.net