Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

(TDGTS – Đặc điểm của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo) – Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là những thị trường trong đó cạnh tranh hoàn hảo không được đảm bảo vì ít nhất có một người bán (hoặc người mua) tương đối lớn, đủ để tác động đến giá cả thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo dùng để chỉ bất kỳ một hình thái thị trường không hoàn hảo nào: độc quyền thuần túy, độc quyền nhóm hay cạnh tranh độc quyền

Để hiểu rõ hơn về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và đặc điểm của nó là gì? cùng tham khảo bài viết dưới đây

1.Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường không có sự can thiệp của nhà nước và các tổ chức độc quyền (hoặc sự can thiệp có tác động không đáng kể), khi đó giá cả được hình thành bởi quan hệ cung cầu và thị trường hoạt động theo các quy luật của nó. Còn thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường có sự can thiệp của nhà nước và các tổ chức độc quyền.

Cạnh tranh không hoàn hảo dùng để chỉ bất kỳ một hình thái thị trường không hoàn hảo nào: độc quyền thuần túy, độc quyền nhóm hay cạnh tranh độc quyền.

2. Đặc điểm

Khái niệm thị trường độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo là 2 trường hợp giới hạn chỉ có trên lý thuyết, nằm giữa hai giới hạn này là khả năng tự điều chỉnh về giá của các doanh nghiệp. Ở cả 2 trường hợp trên người ta đều xuất phát từ việc cho rằng doanh nghiệp có 1 đường cầu đã cho, có nghĩa là doanh nghiệp đã biết được mối quan hệ giữa giá và lượng tiêu thụ và trong những nỗ lực của mình đều hướng vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong thực tế thì rất ít có trường hợp doanh nghiệp biết được đường cầu sản phẩm của mình. Như ta đã biết, mọi người bán đề nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận và mọi người tiêu dùng đều muốn tối đa hóa hiệu quả sử dụng, nhưng mọi nỗ lực để tối đa hóa này đều bị những thực tế sau cản trở:

2.1 Có những sự hấp dẫn hơn về hàng hóa, về con người

Trong thực tế, mặc dù hàng hóa đưa bán là giống nhau nhưng có thế khác nhau về bao bì, nhãn hiệu, cách lắp đặt, hình thức thanh toán, phong cách bán hàng, thời gian bán hàng… chính những sự khác nhau này đã tạo nên những sự hấp dẫn riêng, điều này lý giải vì sao có những người thích mua ở cửa hàng này mà không thích mua ở cửa hàng khác.

2.2 Thiếu cái nhìn tổng quát và đầy đủ về thị trường

Đối với người bán điều này có nghĩa là họ không có được thông tin đầy đủ về giá và lượng tiêu thụ của những người bán khác có hàng hóa giống mình, tiếp sau đó là họ không có khả năng biết được đường cầu riêng của mình. Về phía người mua thì điều này có nghĩa là họ không thể đánh giá đầy đủ về chất lượng hàng hóa được chào bán và họ cũng không có thông tin một cách đầy đủ về giá cả của những người bán khác.

2.3 Tốc độ phản ứng của các thành viên trước những thay đổi của tín hiệu thị trường

Trước những thay đổi cỏa tín hiệu thị trường như giá và lượng cung ứng, cơ cấu nhu cầu, … không phải tất cả những doanh nghiệp tham gia thị trường đều phản ứng ngay tức thì được, mà đòi hỏi phải có một thời gian nhất định. Doanh nghiệp vừa đứng tư cách là người cung ứng, vừa đứng tư cách là người mua. Do vậy, sự không hoàn hảo của thị trường có thể tác động từ hai phía vào kế hoạch của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tìm cách để có thể phát huy những mặt tích cực của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường này

Tùy theo số lượng các doanh nghiệp, quy mô của các doanh nghiệp, quyền kiểm soát giá cả cũng như điều kiện gia nhập và rút lui của các doanh nghiệp trong thị trường này, người ta chia thị trường cạnh tranh không hoàn hảo ra thành: Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền và thị trường thiểu số độc quyền (độc quyền tập đoàn).

Bạn đang đọc bài viết: Khái niệm và đặc điểm của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo tại chuyên mục tin Kinh doanh. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:

thamdinhgiataisan.net@gmail.com

  097 113 8889

  www.thamdinhgiataisan.net