
Ưu nhược điểm của hình thức mua đi bán lại
(TDGTS – Ưu nhược điểm của hình thức mua đi bán lại)- Nhiều người vẫn tin rằng việc mua đi bán lại nhà đất, bất động sản là một việc vô cùng đơn giản, và nó là một việc kiếm lợi nhuận rất dễ. Nhưng bạn có thật sự hiểu được mua đi bán lại là gì? Ưu nhược điểm của hình thức mua đi bán lại?
1. Mua đi bán lại là gì?
Mua đi bán lại là một quá trình dài hơi
Nếu như bạn tin rằng mình sẽ tìm ra một căn nhà, sửa chữa, niêm yết trên thị trường và bán nó chỉ trong vài tháng, thì bạn đang đối mặt với sự thất bại. Thực tế, chu trình mua đi bán lại diễn ra lâu hơn suy xét của phần lớn người cần có thời gian để chọn lựa vị trí tài sản, thương thảo với các đề xuất, phát triển chiến lược, thuê các nhà thầu, hoàn thiện việc sửa chữa và cải tạo, truyền thông marketing và cuối cùng là bán tài sản.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tính đến những vấn đề bất ngờ có khả năng ảnh hưởng tới quá trình mua bán. Vì vậy, nếu bạn muốn thu lợi nhuận hàng ngàn USD chỉ trong vòng nửa năm hoặc ngắn hơn, hình thức đầu tư này có lẽ không hợp lý.
2. Ưu nhược điểm của hình thức mua đi bán lại
Mua đi bán lại là một hình thức kinh doanh khá phổ biến trên thị trường bất động sản. Hình thức này cũng có những ưu nhược điểm riêng tương tự như nhiều cách kinh doanh khác
2.1 Ưu điểm
– Tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao
Một ưu điểm rõ ràng của hình thức mua đi bán lại đó là có tiềm năng sinh lời lớn. Theo ước tính của Forbes, mức lợi nhuận trung bình nếu một giao dịch được thực hiện thành công thông qua hình thức mua đi bán lại rơi vào khoảng 40.000 – 70.000 USD.
Ngoài ra, so với những hình thức khác, mua đi bán lại thường diễn ra nhanh hơn. Thời gian giao dịch trung bình rơi vào khoảng 3 tháng kể từ thời điểm bạn mua tài sản cũ và đăng bán, theo Forbes. Bạn càng đầu tư nhiều vào việc sửa chữa và nâng cấp, khả năng thu lời của bạn càng cao.
Có thể quan tâm:
– Bạn có thể tự do lựa chọn tài sản theo nhu cầu và khả năng tài chính
Là một nhà đầu tư bất động sản, bạn có thể tự do tìm kiếm những căn nhà theo mong muốn dựa trên các thuộc tính như vị trí, giá cả, mục đích,….
Khác với những hình thức đầu tư vào những thị trường khác như bán lẻ, văn phòng, logistics,… Bạn sẽ có nhiều lựa chọn đa dạng hơn khi thực hiện việc mua đi bán lại nhà đất. Ngoài ra, hình thức này cũng rất dễ tiếp cận và không đòi hỏi nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm.
2.2 Nhược điểm
Giống như tất cả những hình thức đầu tư khác, việc mua đi bán lại cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
– Tài chính
Việc đảm bảo nguồn tài chính để mua một căn nhà đối với nhiều người là một câu chuyện khó, trừ khi bạn có thể vay thế chấp với lãi suất thấp. Ngoài ra, bạn cần tính đến những khoản chi phí có thể phát sinh khác như thuế, chi phí sửa chữa, phí môi giới,…
Để giảm thiểu rủi ro liên quan đến mặt tài chính, điều quan trọng là bạn phải lập một kế hoạch chi tiết về việc phân bổ nguồn vốn, sử dụng nguồn tiền một cách hợp lý. Nếu không, số tiền phát sinh có thể sẽ rất lớn, qua đó làm giảm lợi nhuận có thể thu được.
– Thời gian
Như đã đề cập, hình thức mua đi bán lại có thể diễn ra nhanh hơn so với những hình thức kinh doanh khác. Dù vậy, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trong trường hợp tài sản của bạn cần sửa chữa và nâng cấp, sẽ tốn một khoảng thời gian tương đối để hoàn thành công việc này.
Ngoài ra, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn rủi ro xoay quanh các vấn đề thủ tục pháp lý cũng như đầu ra khi thị trường nhà đất hạ nhiệt. Tất cả những điều này sẽ khiến bạn phải tốn một khoảng thời gian khá lớn để xử lý.
Tất cả các hình thức đầu tư bất động sản đều tiềm ẩn rủi ro cũng như có nhiều cơ hội tiềm năng. Vì vậy, các nhà đầu tư nên cố gắng xây dựng chiến lược một cách hợp lý, qua đó vừa giúp tiết kiệm tiền bạc, thời gian, công sức, vừa giúp giảm thiểu rủi ro.
Theo cafeland.vn
Bạn đang đọc bài viết: “Mua đi bán lại là gì? Ưu nhược điểm của hình thức mua đi bán lại” tại chuyên mục tin Bất động sản. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:
thamdinhgiataisan.net@gmail.com
097 113 8889