(TDGTS – Khái niệm đầu tư tài chính)– Khi xã hội ngày càng trở nên phát triển thì các hình thức đầu tư tài chính cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đầu tư tài chính hiện nay là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc đối với các doanh nghiệp cũng như các cá nhân có mong muốn làm giàu.
Để có thể đưa ra được quyết định đầu tư tài chính xác mang lại hiệu quả trước tiên bạn cần hiểu rõ các khái niệm cơ bản và những hình thức đầu tư tài chính phổ biến hiện nay,.
Khi quyết định đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, bạn cần tìm hiểu từ những điều cơ bản nhất về chúng như: khái niệm, đặc điểm riêng biệt và xu thế phát triển của lĩnh vực đó.. Để tiến hành đầu tư tài chính cũng giống như vậy, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về đầu tư tài chính để bắt đầu kinh doanh qua phần nội dung dưới bài viết .
1. Khái niệm đầu tư tài chính
Có rất nhiều khái niệm diễn giải về “đầu tư tài chính là gì?”. Đầu tư tài chính có thể hiểu là hoạt động dùng tiền vốn để đầu tư, thu mua các công cụ tài chính như: chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu kho bạc,…nhằm mục đích thu lời khi bán ra. Bên cạnh đó, đầu tư tài chính còn là hoạt động bỏ vốn vào các doanh nghiệp dưới hình thức góp vốn liên doanh hoặc mua cổ phần với tư cách là một thành viên tham gia quản lý và điều hành công ty liên doanh, công ty cổ phần nhằm chia sẻ lợi ích cũng như trách nhiệm với các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư tài chính thường chỉ nhắm vào mục đích mua và bán chứ ít khi có ý định làm tăng giá trị thực của công ty mà họ đầu tư vào.
Căn cứ vào mục đích và thời hạn, đầu tư tài chính được chia làm hai loại: đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn. Đầu tư tài chính ngắn hạn là hình thức đầu tư vào các loại cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật với thời gian thu hồi vốn dưới 1 năm. Đầu tư ngắn hạn sẽ giúp nhà đầu tư thu hồi vốn, luân chuyển dòng tiền và có được lợi nhuận một cách nhanh chóng. Đầu tư tài chính dài hạn là hình thức bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích thu được những lợi ích lâu dài trong tương lai.
Xem thêm >>> Khái niệm và chức năng của tài chính
Đầu tư tài chính có tác dụng gì?
Bạn đang có những khoản tiền nhàn rỗi thay vì gửi tiết kiệm ở ngân hàng với mức lãi suất thấp, đặc biệt là tiền sinh lời sẽ không lớn nếu bạn có khoản tiết kiệm thấp. Có những các khác giúp khoản tiền nhàn rỗi của bạn sinh lời nhiều hơn, sử dụng nguồn tiền đó cho các hình thức đầu tư tài chính sẽ giúp bạn tăng thêm thu nhập với khoản lợi nhuận cao hơn, đồng thời tiết kiệm nhiều thời gian hơn.
2. 3 kênh đầu tư tài chính phổ biến
Bạn đã hiểu thế nào về đầu tư tài chính và vì sao nên đầu tư vào lĩnh vực này thì bạn cần tìm hiểu các kênh đầu tư tài chính để đầu từ, có 3 kênh đầu tư hiện đang được các nhà đầu tư quan tâm và rót vốn nhiều nhất: Đầu tư tài chính vào cổ phiếu và trái phiếu, đầu tư tài chính vào các quỹ tương hỗ, đầu tư tài chính vào bất động sản.
2.1 Đầu tư tài chính vào cổ phiếu và trái phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của một đối tượng tại một công ty cụ thể. Hay có thể hiểu, cổ phiếu thể hiện số tiền mà một đối tượng đã đầu tư vào công ty phát hành. Giá trị của cổ phiếu sẽ thay đổi tùy theo sự phát triển của công ty và cả nền kinh tế nói chung.
Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ mà công ty phát hành có trách nhiệm phải thanh toán cho đối tượng mua trái phiếu. Nghĩa là, khi bạn mua trái phiếu thì việc đó tương đương với bạn đang cho công ty phát hành trái phiếu vay vốn của mình. Giá trị của trái phiếu không bị tác động bởi tình hình công ty và có thời gian đáo hạn.
2.2 Đầu tư tài chính vào các quỹ tương hỗ
Kênh đầu tư này đặc biệt phù hợp với những người chỉ mới bắt đầu vào đầu tư tài chính ở mức cơ bản nhất, quỹ tương hỗ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư.
Công ty quỹ sẽ kêu công chúng, các nhà đầu tư cá nhân góp vốn vào quỹ tương hỗ và dùng số tiền đó để tiến hành đầu tư các công cụ tài chính khách như cổ phiếu và trái phiếu.
Các công ty quỹ thường sở hữu rất nhiều hình thức đầu tư và công cụ tài chính từ nhiều công ty khác nhau, sẽ giúp giảm thiếu rủi ro so với hình thức đầu tư cá nhân. Tuy nhiên phần phí quản lý lại lớn nó sẽ là một thách thức không nhỏ dành cho người tham gia nếu đợt đầu tư đem lại ít lợi nhuận.
2.3 Đầu tư tài chính vào bất động sản
Bất động sản là các tài sản không di dời được như đất đai, nhà ở, các công trình xây dựng hay tài sản khác gắn liền với mặt đất. Đây là thị trường chưa bao giờ hết hot, nó vẫn tăng trưởng kể cả trong mùa dịch. Đầu tư bất động sản là quá trình mua đi bán lại các loại hình bất động sản để sinh lời như mua nhà có sẵn, mua đất,…
Giá trị bất động sản có thể thay đổi một cách thụ động tùy theo chính sách quy hoạch của nhà nước, sự phát triển của nền kinh tế và các bất động sản bổ trợ xung quanh. Bạn có thể thay đổi được giá trị của bất động sản bạn muốn đầu từ bằng cách mua đất nông nghiệp và phát triển lên đất thổ cư hoặc bạn có thể đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất trên đất.
3. Phân loại các hình thức đầu tư tài chính
Căn cứ vào mục đích và thời hạn, đầu tư tài chính được chia làm hai loại: Đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn.
3.1 Đầu tư tài chính ngắn hạn
Đầu tư tài chính ngắn hạn: là hình thức đầu tư vào cổ phiếu, chứng khoán hoặc góp vốn bằng tài sản, hiện vật với thời gian thu hồi vốn dưới 1 năm. Đây là hình thức đầu tư phù hợp với nhà đầu tư muốn luân chuyển dòng tiền, thu hồi vốn và lợi nhuận một các nhanh chóng.
3.2 Đầu tư tài chính dài hạn
Đầu tư tài chính dài hạn là việc mua các chứng khoán có thời hạn thu hồi trên một năm, hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật, mua cổ phần có thời hạn thu hồi trong thời gian trên một năm và các loại đầu tư khác vượt quá thời hạn một năm.
Trên đây là một số những khái niệm cơ bản về đầu tư tài chính mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạnHi vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn sẽ có những quyết định đầu tư nâng cao khả năng sinh lời của khoản tiền nhà rỗi. Hãy đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn để nhanh chóng đem lại lợi nhuận nhé!
Bạn đang đọc bài viết: “Những khái niệm cần biết về đầu tư tài chính” tại chuyên mục tin Tài chính. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:
thamdinhgiataisan.net@gmail.com
097 113 8889 0936 016 589