Quan hệ hợp đồng gắn kết với các lợi ích, vì vậy cũng dễ phát sinh tranh chấp hợp đồng khi có xung đột về lợi ích. Khi có tranh chấp các bên thường tìm đến các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng để giải tỏa xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích, tạo lập lại sự cân bằng mà các bên có thể chấp nhận được.
Vậy tranh chấp hợp đồng là gì? và giải quyết tranh chấp hợp đồng như thế nào để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng.
- Tranh chấp hợp đồng là gì?
Tranh chấp là sự kiện pháp lý mà theo đó, các bên bày tỏ sự xung đột về ý chí đối với một giao dịch dân sự. Tranh chấp hợp đồng là vệc các bên bày tỏ sự xung đột về ý chí đối với các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.
Việc giải quyết tranh chấp là cần thiết để duy trì hợp đồng nhằm thỏa mãn những lợi ích mà các bên theo đuổi khi ký kết hợp đồng. Vì hợp đồng được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, nên việc giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng lấy nguyên tắc tự nguyện làm nền tảng.
- Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Có nhiều phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng nhưng thường được phân biệt thành 4 phương thức chính: thương lượng, hòa giải, tố tụng trọng tài thương mại hoặc tố tụng tòa án nhân dân.
2.1 Phương thức thương lượng
Phương thức thương lượng là việc các bên cùng nhau giải quyết tranh chấp hợp đồng trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận. Do tôn trọng sự tự do ý chí của các bên nên pháp luạt không có quy định cụ thể về thương lượng. Về nguyên tắc, quá trình thương lượng được thực hiện dựa trên các nguyên tắc của giao dịch dân sự tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2.2 Phương thức hòa giải
Phương thức hòa giải là việc các bên cùng nhau giải quyết tranh chấp với sự hướng dẫn, giúp đỡ của một cá nhân, hoặc tổ chức đứng ra hòa giải. Các bên cùng nhau thống nhất về trình tự, thủ tục hòa giải hoặc đồng ý tuân thủ thủ tục hòa giải của cá nhân, tổ chức đứng ra hòa giải. Hòa giải trong trường hợp này là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập và mang tính tự nguyện cao, để phân biệt với thủ tục hòa giải trong tố tụng Trọng tài thương mại hoặc tố tụng Tòa án.
- Tố tụng trong tài thương mại: là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng do các bên thỏa thuận và áp dụng theo Luật Trọng tài thương mại. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được xem là một phương thức có nhiều ưu điểm như bí mật, nhanh chóng và đơn giải hơn so với phương thức giải quyết bằng Tòa án.
Để giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài, bắt buộc các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điểu khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài thì Tòa án sẽ từ chối thụ lý đơn khởi kiện trong trường hợp các bên cố ý đưa ra vụ việc tranh chấp ra Tòa án.
- Tố tụng tòa án nhân dân: là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng phổ biến nhất và mang tính cưỡng chế cao. Các bên đưa vụ việc ra Tòa án thông qua đơn khởi kiện và sẽ được xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự. Quyết định hoặc bản án do Tòa án tuyên sẽ có hiệu lực cưỡng chế thi hành đối với các bên. Bên có quyền lợi theo bản án hoặc quyết định có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành án nếu bên có nghĩa vụ không tự nguyện thi hành/
Bạn đang đọc bài viết: “Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng “ tại chuyên mục tin Uncategorized. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:
Email: thamdinhgiataisan.net@gmail.com
Hotline: 097 113 8889
Website: www.thamdinhgiataisan.net