Thẩm định giá xe ô tô

Thẩm định giá xe ô tô – Thẩm định giá tài sản

(TĐGTS Thẩm định giá xe Ô tô) –  Ô tô là phương tiện vận tải (động sản) quan trọng trong cuộc sống hàng ngày chuyên dùng trong vận chuyển con người, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển các bưu kiện, bưu phẩm hay các loại hàng hóa nhỏ trong vận tải đường bộ. Thực tế tại Việt Nam có rất nhiều loại ô tô từ xe con, xe tải, xe khách, xe container, xe cẩu, xe rác, xe du lịch… với nhiều hình dáng, kích thước, kết cấu, công dụng khác nhau. Giá trị ô tô cũ đã qua sử dụng chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như: xe nhập khẩu, lắp ráp trong nước, thời gian sử dụng xe, lạm phát công nghệ, rủi ro va chạm, hoán cải, bảo hành, nâng cấp, tỉ lệ chất lượng còn lại…

Vì vậy việc thẩm định giá xe ô tô chính xác có vai trò đặc biệt quan trọng để phục vụ nhiều mục đích cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, cá nhân như: thẩm định giá xe ô tô vay vốn ngân hàng, mua bán, cho thuê, góp vốn đầu tư, bảo hiểm, thẩm định giá xe ô tô tính thuế, thẩm định giá xe ô tô thanh lý…

1. Khái niệm ô tô

Ô tô (phương ngữ Bắc Bộ) hay xe hơi (phương ngữ Nam Bộ) là loại phương tiện giao thông chạy bằng 4 bánh có chở theo động cơ của chính nó. Tên gọi ô-tô được nhập từ tiếng Pháp (automobile), tên tiếng Pháp xuất phát từ từ auto (tiếng Hy Lạp, nghĩa là tự thân) và từ mobilis (tiếng La Tinh, nghĩa là vận động). Từ automobile ban đầu chỉ những loại xe tự di chuyển được gồm xe không ngựa và xe có động cơ. Còn từ ô tô trong tiếng Việt chỉ dùng để chỉ các loại có 4 bánh. Chữ “xe hơi” bắt nguồn từ chữ Hoa 汽车, phát âm theo Hán Việt là khí xa. Còn người Nhật gọi xe hơi là 自動車 (Tự động xa) nghĩa là xe tự động. Các kiểu khác nhau của xe hơi gồm các loại xe: xe buýt, xe tải. Nhưng bản thân xe con (xe hơi) hay xe tải, xe buýt cũng có rất nhiều loại, chỉ giống nhau đều là ô tô.

Xem thêm >>> Thẩm định giá máy móc

2. Khái niệm thẩm định giá xe ô tô

Thẩm định giá xe ô tô là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị  bằng tiền của xe ô tô theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

3. Phân loại ô tô

(1).Estate car: xe có khoang hành lý riêng phía sau

(2). Four wheel drive: xe 2 cầu, xe có khả năng truyền lực dẫn động từ động cơ ( moment xoắn ) xuống 4 bánh xe cùng lúc

(3). Minivan: là một loại xe cao, lớn, tất cả các ghế có thể di chuyển hoặc tháo rời để chở hàng hóa

(4). Sport car: xe thể thao, đẹp mắt, thường có 2 chỗ ngồi, dòng xe này thường có dung tích động cơ lớn, moment xoắn lớn, có thể tăng tốc nhanh trong một khoảng thời gian rất ngắn. Đặc biệt rất đắt tiền.

(5). Convertible car: xe mui trần hoặc xe có mui xếp

(6). Sedan car: thường là xe có gầm thấp, thân xe được phân thành 3 khu vực riêng biệt: khoang máy, khoang hành khách, khoang hành lý trong đó khoang hành lý và khoang máy có thể hoán đổi vị trí cho nhau tùy theo thiết kế.

(7). Hatchback: là một dòng xe 4-5 chỗ, có 5 cửa, cửa sau mở lên trên để chất – xếp hành lý, hàng ghế thứ 2 có thể gập xuống tăng diện tích khoang chứa hành lý.

(8). CUV: kết cấu khung liền thân, dòng xe thể thao đa dụng, có cả tính năng của dòng crossover và hatchback. Về cơ bản CUV và SUV khá giống nhau. SUV và CUV về cơ bản có chung khung sườn xe van ( khung gầm rời ), kết cấu nặng, đầm chắc. CUV được thiết kế cải tiến kiểu khung sườn unibody ( thân xe liền khung ), nhẹ hơn, linh hoạt hơn, ít tiêu hao nhiên liệu hơn nhưng giá thành đắt hơn kiểu xe SUV cùng phân khúc.

(9). SUV: khung gầm chassis,  xe thể thao đa dụng, được phát triển trên khung gầm xe xe van hoặc mini van ( body on frame ), động cơ mạnh, gầm cao, thường có từ 5-7 chỗ, có thể vận hành tốt trên nhiều địa hình.

(10). Couple (xe 2 cửa): nguyên bản là dòng xe 2 cửa, mui kín, gần giống xe sedan, mái dốc về sau, không có cột B. Tuy nhiên, về sau có những biến thể của xe couple nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng: couple 4 cửa ( Mer CLS ) Sport couple, QUad couple, Combi Couple,…

(11). Pick-up (xe bán tải): một chiếc SUV nhưng lại có thùng chở hàng phía sau và là một loại hình của xe tải lai với xe ô tô chở khách, còn gọi là xe bán tải.

(12). Bus (xe buýt, xe khách): xe chở người số ghế từ 16 đến 45 chỗ, kết cấu khung chassis, khoang khách rộng rãi, chuyên dùng đưa đón đường xa, số lượng khác lớn.

(13). Truck (xe tải): xe có kết cấu khung gầm chassis điển hình, có hệ thống và kết cấu thân xe khác nhau phục vụ chức năng, công việc khác nhau như: xe vận tải chở hàng, xe cẩu tự hành, xe môi trường, xe quét đường, xe nâng người làm việc trên cao, xe ô tô cứu hộ …và rất nhiều loại xe chuyên dùng khác.

(14). Head tractor (xe ô tô đầu kéo): Loại xe có kết cấu khung gầm chassis chiều dài ngắn nhưng chắc đầm, số trục 4×2, 6×4 hoặc 8×4, công suất động cơ lớn, momen lớn, chạy disel hoặc điện, dùng để kéo rơ mooc hoặc semi rơ mooc phía sau. Xe thuộc dạng siêu trường, siêu trọng.

4. Mục đích thẩm định giá ô tô

  • Thế chấp tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng;
  • Góp vốn liên doanh,
  • Mua bán chuyển nhượng, cho thuê
  • Thanh lý ô tô
  • Tính thuế
  • Bảo hiểm
  • Các mục đích khác được pháp luật công nhận

5. Hồ sơ pháp lý thẩm định giá xe ô tô

Hồ sơ pháp lý thẩm định giá đầy đủ sẽ giúp cho thẩm định viên đưa ra được các căn cứ, lập luận về xe chính xác hơn. Từ đó xác định được quy trình, phương pháp thẩm định giá phù hợp. Đối với xe ô tô thì hồ sơ cung cấp như sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới
  • Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ

6. Quy trình thẩm định giá xe ô tô

Quy trình thẩm định giá xe ô tô được thực hiện theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 (Ký hiệu: TĐGVN 05) ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC  ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính. Quy trình thẩm định giá bao gồm các bước sau:

Bước 1. Xác định tổng quát về ô tô cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá xe ô tô.

Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Việc khảo sát thực tế xe ô tô thẩm định giá có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định chính xác giá trị thị trường của ô tô.

  • Kiểm tra pháp lý xe ô tô, pháp lý thể hiện sự hợp pháp của ô tô có các thông tin chi tiết thẩm định viên cần chú ý bao gồm: Ngày tháng đăng kí lần đầu, năm sản xuất, xuất xứ, năm đưa vào sử dụng, nhãn hiệu, kích thước xe, khối lượng xe, thể tích làm việc động cơ, số người cho phép chở…
  • Khảo sát thực tế xe ô tô: kiểm tra máy móc xe, tiện ích xe, kiểm tra khung gầm, thân vỏ có bị xước; bóp méo không?, kiểm tra lốp xe, số km xe đã đi, kiểm tra tiện nghi nội thất,…Thẩm định viên luôn phải chú ý các thông số liên quan số khung, số máy, màu sơn để đối chiếu với đăng kí, đăng kiểm có khớp không.
  • Bên cạnh đó xem xe có duy trì bảo dưỡng định kỳ không, những xe bảo dưỡng thường xuyên sẽ có giá trị cao hơn. Ngoài ra còn chú ý thêm các trang thiết bị kèm theo,…
  • Chụp ảnh khảo sát thực tế: Chụp tổng thể xe từ mặt trước, tổng thể xe từ phái sau, hai bên hông xe, chụp km xe đã đi, chụp nội thất khoang lái, chụp nội thất ghế ngồi phía sau, chụp hệ thống máy, chụp số khung xe.

Bước 4. Phân tích thông tin

Phân tích tổng thể về xe ô tô: Năm sản xuất, xuất xứ xe, thể tích, nhãn hiệu xe, số loại, công thức bánh xe, khối lượng bản thân, khối lượng toàn bộ theo TK/CP TGGT, kích thước bao, chiều dài cơ sở, loại nhiên liệu, dung tích, tiện ích xe, nội thất xe, ngoại thất xe…

Tìm kiếm và phân tích các thông tin mua bán xe ô tô trên thị trường: các thông tin phổ biến hiện nay thẩm định viên tham khảo bao gồm:

  • Website thương mại điện tử mua bán ô tô uy tín
  • Showroom mua bán xe uy tín
  • Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm mua bán xe

Bước 5. Xác định giá trị xe ô tô cần thẩm định giá.

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Xem thêm >>> Công ty thẩm định giá xe ô tô uy tín tại Việt Nam

7. Phương pháp thẩm định giá xe ô tô

Để thẩm định giá xe ô tô một cách chính xác, minh bạch các thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá lựa chọn đó là: cách tiếp cận từ thị trường tương ứng với phương pháp so sánh.

Cách tiếp cận từ thị trường là cách thức xác định giá trị của ô tô thẩm định giá thông qua việc so sánh ô tô thẩm định giá với các ô tô giống hệt hoặc tương tự đã có các thông tin về giá trên thị trường”. Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của tài sản (xe ô tô) thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các xe so sánh để ước tính, xác định giá trị của xe ô tô thẩm định giá.

Đối với phương pháp này thẩm định viên căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kĩ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của ô tô cần định giá với ô tô tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước; có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới (nếu có) vào thời điểm thẩm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá.

Điều kiện để thực hiện phương pháp so sánh ô tô là phải có ít nhất 3 ô tô so sánh có giao dịch mua, bán công khai trên thị trường.

Theo www.thamdinhgiathanhdo.com

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá xe ô tô tại chuyên mục tin thẩm định giá. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:

Email: thamdinhgiataisan.net@gmail.com

Hotline: 097 113 8889

Website: www.thamdinhgiataisan.net