VAMC ra đời được các chuyên gia kinh tế. Tạo động lực đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu, từng bước khơi thông nguồn tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp (DN).
VAMC là gì? Tại sao các chuyên gia lại yêu cầu công khai quy trình chuyển nợ xấu từ ngân hàng sang VAMC? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm và yêu cầu này nhé.
- VAMC là gì?
VAMC là tên viết tắt của công ty TNHH 1 thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoặc viết tắt là công ty quản lý tài sản Việt Nam, là một trong những công cụ đặc biệt của nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế. VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.
Các ngân hàng sẽ “chuyển giao” giá trị sổ sách nợ xấu sang VAMC. Đổi lại VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt với lãi suất cực thấp cho ngân hàng.
Theo điều 12 nghị định 53/2013 quy định công ty quản lý tài sản được thực hiện theo các hoạt động sau:
“a) Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
b) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
c) Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
d) Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được công ty quản lý tài sản thu nợ;
đ) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
e) Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
g) Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
h) Tổ chức bán đấu giá tài sản;
i) Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
k) Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty quản lý tài sản sau khi được thống đốc ngân hàng nhà nước cho phép”.
Ngoài ra công ty quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 điều này.
- Yêu cầu công khai quy trình chuyển nợ xấu từ ngân hàng sang VAMC
Tại Diễn dàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) ông Lê Minh Hưng – Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng cho biết “Thời gian tới Ngân hàng Nhà nước dự định sẽ ban hành danh sách công ty thẩm định giá nợ xấu giúp VAMC để đảm bảo nợ sẽ được bán theo giá thị trường”
Theo ông cho biết tốc độ tăng nợ xấu bình quân đầu 2013 đã giảm đáng kể so với năm 2012, ở mức 2,2%/tháng so với mức 3,91% /tháng của năm 2012. Tốc độ tăng nợ xấu 9 tháng đã chậm lại so với cùng kỳ 2012. Dẫn báo cáo từ các tổ chức tín dụng (TCTD), Phó Thống đốc cho biết, tới cuối tháng 9/2013 tổng nợ xấu nội bảng chiếm khoảng trên 142.000 tỷ đồng, tương ứng chiếm khoảng 4,62% tổng dư nợ.
Dù khó khăn nhưng các TCTD đều trích lập dự phòng rủi ro (DPRR). Dư nợ trích lập DPRR tính tới cuối tháng 9 đạt 77.400 tỷ đồng, tăng 21,6% so với thời điểm cuối năm 2012. Tổng số nợ xấu đã được xử lý đạt hơn 101.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, sau khi được thành lập VAMC đã tích cực mua lại nợ xấu từ các TCTD. Tới 21/11 VAMC đã mua được 18.398 tỷ đồng nợ xấu với giá mua thực tế là 14.398 tỷ đồng. Với tốc độ mua nợ từ các TCTD như hiện nay, dự kiến đến hết 2013 VAMC sẽ mua được 30.000-35.000 tỷ đồng nợ xấu.
Liên quan đến quản trị VAMC, Phó Thống đốc khẳng định, theo quy định, VAMC phải công khai xử nợ xấu. Thời gian qua VAMC thường xuyên thông báo tới con số đã mua và kế hoạch mua. VAMC cũng công khai các thông tin hoạt động liên quan trên website.
Trong bản đề xuất của Nhóm công tác Ngân hàng VBF, các chuyên gia đề nghị, cần có quy định yêu cầu công khai toàn bộ quy trình và cơ chế chuyển giao tài sản từ các ngân hàng thương mại sang VAMC.
Cũng theo Phó Thống đốc, giá thị trường nợ xấu mua/bán thông qua tự định giá hoặc thuê tổ chức định giá độc lập thực hiện. Thời gian tới NHNN dự kiến sẽ phối hợp với bộ Tài chính xây dựng hoàn thiện khung pháp lý để hình thành phát triển thị trường mua bán nợ; ban hành danh sách công ty thẩm định giá, công ty kế toán kiểm toán đủ tiêu chuẩn tham gia thị trường…
“Thẩm định giá nợ xấu theo thị tường, hoạt động của VAMC cũng sẽ thuận lợi hơn”- Phó Thống đốc nhấn mạnh.
VAMC hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Theo đó, công ty này có nhiệm vụ mua nợ xấu sau đó sẽ phân loại nợ, hỗ trợ các khách hàng vay nếu có khả năng trả nợ, xử lý bán tài sản áp dụng cuối cùng trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ.
Bạn đang đọc bài viết: “Yêu cầu công khai quy trình chuyển nợ xấu từ ngân hàng sang VAMC” tại chuyên mục tin Tài chính. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:
Email: thamdinhgiataisan.net@gmail.com
Hotline: 097 113 8889
Website: www.thamdinhgiataisan.net