(TDGTS- Tách thửa đất thổ cư)- Hiện nay nhu cầu tách một thửa đất lớn thành nhiều thửa đất nhỏ để bán, chuyển nhượng hoặc tặng cho người thân trong gia đình diễn ra ngày càng nhiều. Tách thửa đất thổ cư cần đáp ứng nhiều điều kiện bắt buộc như phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay đạt tiêu chuẩn về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa…
1. Tách thửa đất
Tách thửa đất là việc phân chia, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ một người đứng tên thành nhiều người khác nhau và sở hữu riêng biệt.
Một mảnh đất muốn làm thủ tục tách thửa cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013.
1.Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Điều kiện để được tách thửa đất thổ cư
– Yếu tố quan trọng đầu tiên là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu chưa có giấy tờ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó mới thực hiên được việc tách thửa.
– Đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa.
Theo Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, khi tách thửa cần đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu, không quy định về điều kiện được tách thửa là đất phải thuộc quy hoạch. Ủy ban nhân dân cấp xã tại địa phương sẽ cung cấp cụ thể thông tin này.
Diện tích đất tối thiểu để tách thửa sẽ được mỗi địa phương quy định khác nhau. Ảnh: Phan Anh
Nếu cơ quan nhà nước từ chối việc tách thửa với lý do “đất nằm trong quy hoạch”, người dân có quyền làm đơn yêu cầu phía cơ quan nhà nước cung cấp thông tin để giải thích rõ vấn đề trên.
Còn nếu diện tích đất đang nằm trong quy hoạch hàng năm thì quyền về sử dụng đất của hộ dân sẽ bị hạn chế. Trường hợp đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng hằng năm và cơ quan nhà nước vẫn không có thông báo hoặc quyết định thu hồi phần diện tích này thì vẫn có thể thực hiện các quyền của người sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền được tách thửa và cấp sổ đỏ riêng.
– Cá nhân muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có nhân khẩu thường trú tại địa phương, có căn cứ sử dụng đất ổn định từ trước đến nay và không có tranh chấp về đất đai.
Hồ sơ đề nghị tách thửa
Hồ sơ đề nghị tách thửa đất thổ cư bao gồm:
– Đơn đề nghị tách thửa (Mẫu số 11/ĐK)
– Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp
– Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu).
Trong trường hợp tách thửa do chuyển nhượng, cần thêm:
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (phải được công chứng, chứng thực)
– Chứng minh thư, hộ khẩu của hai bên chuyển nhượng, tặng cho (có công chứng).
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Các loại thuế phí tách thửa đất
Việc tách thửa đất có rất nhiều vấn đề xoay quanh, điều mà chúng ta quan tâm nhất chính là về Những Loại Thuế Phí Tách Thửa Đất để làm hồ sơ xin tách thửa đất tại Đồng Nai. Rất nhiều người không quan tâm và để ý tới những vấn đề chi phí có liên quan khiến cho quá trình xin tách thửa đất của bạn trở nên khó khăn và vướng mắc phải nhiều vấn đề. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Những Loại Thuế Phí Tách Thửa Đất Tại Đồng Nai nhé!
Khi thực hiện thủ tục tách thửa đất cần đóng các loại thuế, phí theo quy định. Thuế Phí Tách Thửa Đất là những khoản phí áp dụng cho các cá nhân khi muốn thực hiện tách thửa đất bao gồm thuế thu nhập cá nhân, phí trước bạ, lệ phí thẩm định và các lệ phí khác. Vậy chi phí tách thửa đất hiện nay là bao nhiêu? Bài viết dưới đây Luật Hồng Minh sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.
Một lưu ý là bạn nên thực hiện đóng đầy đủ các loại Thuế Phí Tách Thửa Đất. Mà cơ quan chức năng đủ thẩm quyền yêu cầu. Đây là nghĩa vụ cũng như trách nghiệm của bạn cũng như tất cả mọi người. Đóng đầy đủ thuế phí cũng sẽ khiến quá trình xin chứng nhận tách thửa. Của bạn không gặp nhiều khó khăn
Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà người có thu nhập phải trích nộp vào ngân sách nhà nước. Thu nhập được tính từ nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Đây là một trong hai loại thuế phí quan trọng phải nộp. Khi tiến hành tách thửa nhà đất. Tùy từng trường hợp mà thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ khác nhau.
Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng, mua bán nhà đất sẽ được thực hiện theo thông tư số 113/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cụ thể:
Khi người nộp thuế kê khai đầy đủ các hóa đơn. Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà, các chi phí cải tạo đất. Chi phí xây dựng… Thì thuế suất sẽ được tính là 25%.
Trong trường hợp không có hóa đơn nhưng vẫn có chứng từ chứng minh được giá mua. Và các chi phí liên quan thì thuế suất phải đóng là 2%. Theo giá chuyển nhượng tách thửa đất. Nếu hợp đồng chuyển nhượng không ghi rõ giá chuyển nhượng. Hoặc có giá chuyển nhượng thấp hơn so với bảng giá đất. Giá tính lệ phí trước bạ của UBND cấp tỉnh đã quy định. Thì lệ phí sẽ tính theo bảng giá đất. Và lệ phí trước bạ tính theo quy định của UBND cấp tỉnh đề ra.
Lưu ý: Một số trường hợp sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân khi nộp thuế phí tách thửa đất.
Những người có thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản giữa các thành viên trong gia đình. Đối với trường hợp này, hồ sơ tách thửa cần có giấy tờ chứng thực. Mối quan hệ giữa người tách thửa với người nhận chuyển nhượng đất.
Người có thu nhập do chuyển nhượng nhà ở. Quyền sử dụng đất và các loại tài sản khác gắn liền với đất ở. của cá nhân nếu cá nhân chỉ có một nhà ở hay đất ở duy nhất.
Lệ Phí Trước Bạ
Lệ phí trước bạ là loại phí mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi được cung cấp các dịch vụ công. Phục vụ công việc do Nhà nước cung cấp. Tùy vào công việc và dịch vụ mà Nhà nước cung cấp. Mức lệ phí trước bạ cũng sẽ khác nhau. Thông thường rơi vào mức 0.5%.
Đây là khoản chi phí dùng để đăng ký quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất. Khi người sử dụng muốn tách một thửa đất thành nhiều. Thửa khác nhau và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cho từng thửa đất mới hình thành.
Lệ phí trước bạ = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí).
Lệ phí trước bạ nhà đất: Mức thu lệ phí trước bạ của nhà đất là 0,5% giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ.
Diện tích đất đơn vị m2.
Giá đất tính theo giá đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ban hành.
Trong trường hợp nhận thừa kế. Hoặc là quà tặng nhà đất giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Thì sẽ được miễn khoản lệ phí trước bạ.
Phí Đo Đạc, Lập Bản Đồ Địa Chính
Theo pháp lý nhà đất, lệ phí địa chính là khoản phí mà người sử dụng đất. Người sở hữu nhà ở phải nộp cho các cơ quan thẩm quyền để giải quyết. Các vấn đề liên quan đến địa chính. Tùy từng trường hợp sẽ có các mức khác nhau, thông thường rơi vào mức 0.25%.
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân. Hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất. Cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất. Nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc. Lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.
Mức thu: Căn cứ vào các bước công việc. Yêu cầu công tác đo đạc. Lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí. Diện tích đất được giao. Được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án. Nhưng mức thu phí đo đạc. Lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2
Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về quy trình tách thửa đất nông nghiệp. Các bạn có thể tham khảo để quá trình tách thửa diễn ra nhanh gọn. Mà không tốn kém thời gian và tài chính của mình nhé.
Bạn đang đọc bài viết: “Tách thửa đất là gì? Những lưu ý khi tách thửa đất thổ cư ” tại chuyên mục tin Bất động sản. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:
thamdinhgiataisan.net@gmail.com
097 113 8889