Đầu tư trong nước là gì?

Đầu tư trong nước là gì? Khái niệm về đầu tư trong nước. Các biện pháp đầu tư khuyến khích đầu tư như thế nào, các biện pháp ưu đãi đầu tư trong nước. Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp các câu hỏi trên nhé.

  1. Đầu tư trong nước là gì?

Đầu tư trong nước là việc các tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam dùng vốn bằng tiền mặt, hiện vật hoặc quyền về tài sản để sản xuất, kinh doanh dưới hình thức thành lập mới doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Điều 5 Luật Đầu tư năm 2020 đưa ra các quy định thể hiện chính sách khuyến khích đầu tư kinh doanh:

“Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”.

Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

Chính sách đầu tư kinh doanh

– Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

– Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

– Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

– Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

  1. Các biện pháp khuyến khích đầu tư của nhà nước

Nguyên tắc thứ nhất: Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô và bằng các biện pháp vĩ mô đối với hoạt động kinh tế nói chung và khuyến khích đầu tư nói riêng; còn những hoạt động mang tính vi mô, vốn dĩ là công việc của các chủ thể kinh tế (ở đây ngụ ý các doanh nghiệp) thì để cho họ tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, nhất là trách nhiệm kinh tế theo sự dẫn dắt của các quy luật thị trường.

Nguyên tắc thứ hai: Nhà nước thực hiện các hành vi can thiệp vào hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động khuyến khích đầu tư, phải xuất phát từ hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam, có tính đến yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn đương đại. Mọi hành vi sao chép một cách máy móc các mô hình quản lý của nước ngoài mà không tính đến hoàn cảnh và điều kiện đặc thù của Việt Nam sẽ là không thích hợp và thậm chí còn có thể gây ra những hậu quả vô cùng bất lợi cho nền kinh tế và xã hội.

Nguyên tắc thứ ba: Nhà nước thực hiện các hành vi can thiệp vào kinh tế, trong đó có hoạt khuyến khích đầu tư phải nhằm thoả mãn các mục tiêu cơ bản về kinh tế, chính trị và xã hội theo định hướng XHCN như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra.[1]

Nguyên tắc thứ tư: Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động khuyến khích đầu tư bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau (chẳng hạn như công cụ pháp luật, các chính sách và hệ thống chương trình, kế hoạch định hướng…) nhưng các biện pháp và công cụ này không được gây cản trở cho quá trình tự do hoá thương mại quốc tế trong mà Việt Nam đã tham gia hoặc cam kết sẽ tham gia, cũng như không cản trở quyền tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia giao dịch thương mại ngân hàng.

Nguyên tắc thứ năm: Tiêu chí xác định giới hạn hợp lý cho hành vi can thiệp của Nhà nước vào hoạt động khuyến khích đầu tư là hậu quả của sự can thiệp đó phải là cho kinh tế tăng trưởng bền vững; hệ thống doanh nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả; các chủ thể kinh tế thoả mãn được lợi ích của mình khi giao dịch với đối tác; nền kinh tế và đời sống xã hội không gặp phải các rắc rối và những biến động bất lợi; xu hướng hội nhập quốc tế không bị cản trở và ngày càng được thúc đẩy.

Vốn đầu tư đã và đang khẳng định được vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Các biện pháp khuyến khích đầu tư góp phần không nhỏ tạo ra môi trường đầu tư bình ổn. Do có sự ổn định trong các quy định về các biện pháp khuyến khích đầu tư mà hầu như ở quốc gia nào các nhà đầu tư cũng có thể yên tâm đầu tư trong môi trường đầu tư không có sự xáo trộn, ít nhất là các vấn đề cơ bản liên quan đến những lợi ích trực tiếp của các nhà đầu tư.

Bạn đang đọc bài viết: Đầu tư trong nước là gì? Các biện pháp khuyến khích đầu tư của nhà nước tại chuyên mục tin Kinh doanh. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:

Email: thamdinhgiataisan.net@gmail.com

Hotline: 097 113 8889

Website: www.thamdinhgiataisan.net